Hướng dẫn sửa tủ lạnh tại nhà bằng 1 số cách
1. Tủ lạnh không lạnh ( Tủ lạnh chạy nhưng không lạnh )
- Nguyên nhân:
- Nguồn điện tủ lạnh bị trục trặc
- Động cơ trong tủ lạnh không hoạt động
- Không thiết lập nhiệt độ bên trong tủ lạnh
- Cách khắc phục :
- Kiểm tra nguồn điện tiếp xúc với tủ lạnh không bị ngắt hoặc chạm hay không, nếu tủ lạnh có nút nguồn kiểm tra xem nguồn đang ON hay OFF
- Xác định xem 2 động cơ chính của tủ lạnh có hoạt động hay không bằng cách lắng nghe. 1 là ở thân tủ lạnh hay là dưới tủ lạnh, nếu 1 trong 2 động cơ ngừng hoạt động bạn nên gọi thợ sửa vì máy bị hỏng động cơ là lỗi phức tạp nên được sửa bởi thợ có tay nghề.
- Kiểm tra lại van chỉnh nhiệt độ của tủ vì nếu chỉnh quá nhỏ khiến hơi lạnh tỏa ra yếu.
2. Ngăn mát tủ lạnh không lạnh – lạnh kém
- Nguyên nhân:
- Ron cao su bị hỏng khiến hơi lạnh trong tủ thoát ra ngoài.
- Chất quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh khiến hơi lạnh không được lưu thông.
- Nút vặn canh chỉnh nhiệt độ.
- Quạt của tủ lạnh bị hư
- Ngăn đá bị đông đá.
- Cách khắc phục:
- Thay Ron cao su mới
- Lấy bớt thức ăn ra hay sắp xếp lại thực phẩm để tủ lạnh hoạt động ổn định.
- Vặn nút canh chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.
- Thay quạt hoặc gọi thợ đến kiểm tra. Có thể dùng tai áp sát tủ lạnh để biết tình trạng quạt còn hoạt động hay không.
- Xả đá, rút điện đợi tan hết đá.
3. Ngăn đá tủ lạnh không đông đá
- Nguyên nhân :
- Ống lưu thông bị tắc.
- Bị hỏng đệm cao su.
- Gas bị rò rỉ.
- Cách khắc phục :
- Kiểm tra ống lưu thông bị tắc do đông tuyết hay không, xả ống bằng cách rút điện chờ xả. Nếu ống bị tắc vì chất bẩn thì bạn cần thay một ống lưu thông mới.
- Thay miếng đệm cao su mới tránh tình trạng thoát khí ra ngoài.
- Thay, châm Gas mới khắc phục trạng rò rỉ khí Gas. Trường hợp này nên gọi thợ đến sửa chữa khắc phục ngay. Vì tình trạng rò rỉ Gas kéo dài khiến Block tủ lạnh bị hư.
4. Tủ lạnh bị đóng tuyết
- Nguyên nhân :
- Rơ – le xả không đóng sang tiếp điểm xả đá.
- Sò lạnh hay âm tủ lạnh không thông mạch.
- Bị đứt cầu chì nhiệt.
- Đứt điện trở gia nhiệt.
- Cách khắc phục:
- Thay cầu chì nhiệt – điện trở gia nhiệt.
- Thoa một lớp dầu thực vật quanh thành. Dầu thực vật có độ nhờn trơn cao, nó sẽ giảm đáng kể việc nước đóng thành tuyết.
- Vệ sinh thường xuyên tủ lạnh trành tình trạng đóng tuyết quá nhiều.
5. Tủ lạnh kêu, ồn
- Nguyên nhân:
- Vỏ tủ lạnh bị lỏng, rung trong quá trình sử dụng.
- Do những miếng nam châm, những thứ gắn trên bề mặt tủ lạnh .
- Kê không cân bằng.
- Vít bắt dàn lạnh bị lỏng.
- Máy nén bị hư.
- Rơ-le xả đá hư.
- Cách khắc phục:
- Nhấn mạnh vào 2 bên của tủ lạnh để vỏ tủ được đóng khít. Tháo các miếng nam châm hạn chế không bỏ đồ đạc trên nóc tủ.
- Kê lại các chân tủ lạnh trên bề mặt vững chãi.
- Tháo vít ra rồi thêm đệm vào và xiết chặt vít lại như cũ.
Trường hợp bị hư máy nén và cần thay Rơ-le vui lòng liên hệ nhân viên sửa tủ lạnh uy tín đến thay.
Lưu ý khi sửa chữa
Trong quá trình sử dụng, tủ lạnh là một trong những thiết bị gia đình không thể thiếu để bảo quản thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, tủ lạnh cũng có thể gặp phải các sự cố như hỏng máy nén, hư cảm biến nhiệt độ, lỗi vòi nước,... Những sự cố này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của tủ lạnh và khiến cho thực phẩm không được bảo quản tốt. Do đó, việc sửa chữa tủ lạnh là rất cần thiết để giữ cho tủ lạnh hoạt động ổn định và tiết kiệm điện năng.
Tuy nhiên, khi sửa chữa tủ lạnh, người sử dụng cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:
- Nên gọi đến các kỹ thuật viên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn để sửa chữa tủ lạnh. Điều này giúp cho tủ lạnh được sửa chữa đúng cách và tránh gây ra các sự cố khác trong quá trình sử dụng.
- Trong quá trình sửa chữa, người sử dụng cần tắt nguồn điện và tháo dây cáp kết nối để tránh gây ra nguy hiểm cho người sửa chữa và thiết bị.
- Nếu phát hiện tủ lạnh bị cháy hoặc có mùi khét, người sử dụng nên ngay lập tức tắt nguồn và liên hệ với đội ngũ kỹ thuật viên để được tư vấn và xử lý sự cố kịp thời.
- Khi sửa chữa các bộ phận của tủ lạnh như máy nén, cảm biến nhiệt độ,... người sử dụng cần chọn các linh kiện chính hãng và đảm bảo tính an toàn khi sử dụng.
- Sau khi sửa chữa xong, người sử dụng cần kiểm tra lại các bộ phận đã được sửa chữa để đảm bảo tủ lạnh hoạt động ổn định và không có sự cố gì.
Với những lưu ý trên, việc sửa chữa tủ lạnh sẽ được tiến hành đúng cách và không gây ra những rủi ro cho người sử dụng. Việc bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ tủ lạnh cũng là một trong những điều quan trọng giúp cho tủ lạnh hoạt động ổn định, tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe người dùng.